CẤU TẠO ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT

CẤU TẠO ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT

  • Thứ tư, Ngày 14/06/2023
  •  

    Cấu tạo đồng hồ đo áp suất
    Cấu tạo đồng hồ đo áp suất

     

    1. Mặt số hiển thị áp suất:  Hiển thị giá trị đo và đơn vị áp suất.
    2. Kim đồng hồ: Chỉ áp suất bên trong hệ thống và mặt số hiển thị.
    3. Ống bourdon: Co giãn tùy theo áp suất của bên trong hệ thống.
    4. Kết nối: Kết nối giữa hệ thống cần đo áp suất với đồng hồ áp.
    5. Link liên kết: Chuyển đổi trạng thái co giãn của ống bourdon thành chuyển động xoay của kim đồng hồ.
    6. Ốc vít: Sử dụng cố định mặt hiển thị.
    7. Vỏ: Bảo vệ kết cấu cơ khí bên trong đồng hồ.
    8. Mặt bảo vệ: Vật liệu kính hoặc nhựa trong suốt để bảo vệ mặt số hiển thị áp suất.
    9. Vòng đệm: Làm kín giữa vỏ và mặt bảo vệ.
    10. Vành gắn kết: Gắn kết giữa mặt số hiển thị áp suất và mặt bảo vệ.
    11. Nút bịt: Sử dụng điền dầu mục đích giảm vận tốc chuyển động của cơ cấu cơ khí bên trong, trong quá trình hoạt động. Cần cắt núm nhỏ bên trên để không bị đọng sương, tích áp bên trong đồng hồ trong quá trình hoạt động.

     

    Một số mẫu đồng hồ đo áp suất:  

       ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT 0 ÷ 1 BAR, 63MM 

       ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT 0 ÷ 300 MBAR, 100MM 

       ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT 0 ÷ 1000 BAR, 100MM 

       ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT 0 ÷ 250 BAR, 100MM

       ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT 0 ÷ 16 BAR, 100MM

     

    Bài viết liên quan

    • BẢNG NHIỆT ĐỘ, ÁP SUẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA HƠI BÃO HÒA

      Bảng nhiệt độ, áp suất, năng lượng, tỉ trọng của hơi bão hòa (Saturated steam table)

    • VAN BƯỚM

      Van bướm là gì? Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm. Van bướm được sử dụng đóng ngăn dòng, điều tiết, mở dòng dòng lưu chất, kết cấu đơn giản và điều khiển nhanh chóng, vì góc điều khiển 90°, quá trình đóng - mở được thực hiện bởi truyền động xoay trục và đĩa van quay đồng thời từ đóng kín sang mở hoàn toàn và ngược lại. Tùy theo kích thước, công năng và điều kiện làm việc mà chúng ta sẽ chọn thiết bị điều khiển phù hợp.

    • Tiêu chuẩn rò rỉ ANSI của van

      Tiêu chuẩn rò rỉ ANSI của van Rò rỉ van được xác định bằng lưu lượng đi qua van khi van ở trạng thái đóng. Mức độ rò rỉ van phụ thuộc vào từng ứng dụng khác nhau. Theo tiêu chuẩn ANSI thì rò rỉ của van được chia làm 6 mức độ khác nhau, so với lưu lượng lúc van mở 100%. Class I, van được sản xuất và đưa vào sử dụng nhưng không qua phương kiểm tra nào Class II, van rò rỉ ít hơn 0.5% với áp suất 50 psi (340kpa) ở cùng điều kiện làm việc. Class III, van rò rỉ ít hơn 0.1% ở cùng điều kiện làm việc. Class IV, van rò rỉ ít hơn 0.01% ở cùng điều kiện làm việc Class V, van rò rỉ ít hơn 5 x 10^-12 m3 trên giây, trên bar chênh áp, trên mm đường kính van khi kiểm tra bằng nước. Class VI, van rò rỉ ít hơn ml khí / min ở 50 psi (340kpa) Size Leakage ml/min Bubbles/min 1 inch 0.15 1 1.5 inch 0.30 2 2 inch 0.45 3 2.5 inch 0.60 4 3 inch 0.90 6 4 inch 1.70 11 6 inch 4.00 27 8 inch 6.75 45 10 inch 9 63 12 inch 11.5 81

    • HƠI NƯỚC LÀ GÌ ?

      Hơi nước là gì ? Hơi nước là một trong những pha của nước ở trạng thái khí. Hơi nước sinh ra từ quá trình bay hơi hoặc sôi của nước ở trạng thái lỏng hoặc từ thăng hoa của băng. Hơi nước được sinh ra từ sự hóa hơi. Hơi nước nhẹ hơn không khí và có thể tích lớn gấp nhiều lần so với nước khi ở trạng thái lỏng. Hơi nước còn là chất lỏng truyền nhiệt được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, bởi vì hơi nước có những đặc tính: Nguồn nước có sẵn, dồi dào, hơi được sinh ra từ nước. Chi phí rẻ hơn so với các loại truyền nhiệt khác Vận chuyển dễ dàng Có thể điều khiển nhiệt độ bằng điều khiển áp suất và ngược lại Năng lượng trong hơi nước lớn Tốc độ truyền nhiệt nhanh   Vì hơi nước có những đặc tính trên nên được sử dụng rộng rãi trong quá trinh sản xuất công nghiệp. Ví dụ về quá trình chuyển pha từ nước thành hơi trong ấm đun nước. Ở áp suất khí quyển 0 barg, ấm đun nước hấp thụ năng lượng từ bếp gia nhiệt nước đến điểm sôi 100ᵒC. Năng lượng mà nước hấp thụ tăng nhiệt độ nước đến 100ᵒC được gọi là nhiệt hiện (hf). Sau khi nước đến điểm sôi, năng lượng tiếp tục được hấp thụ vào nước và nước bắt đầu hóa hơi. Năng lượng trong hơi nước được gọi là nhiệt ẩn (hfg). Nhiệt độ của hơi nước bằng nhiệt độ của nước ở điểm sôi. Hơi sinh ra được gọi là hơi bão hòa. Khi tất cả nước đã được hóa hơi, năng lượng vẫn tiếp tục hấp thụ, hơi lúc này sẽ được gọi là hơi quá quá nhiệt. Đường bay hơi của nước   Nước tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí (hơi). Quá trinh chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác được gọi là giai đoạn chuyển pha. Quá trinh chuyển pha của nước là quá trinh hấp thụ và giải phóng năng lượng. Quá trinh chuyển pha giữa nước và hơi

    • BẪY HƠI CEFI

      Bẫy hơi CEFI là gì ? Bẫy hơi CEFI được thiết kế một mảnh tối ưu dạng venturi bằng vật liệu thép không gỉ đặc biệt và là bẫy hơi tiên tiến trên thị trường, giảm tổn thất năng lượng, khả năng tự động điều tiết lưu lượng xả qua hệ thống nước ngưng. Không có chi tiết di chuyển bên trong nên khả năng hư hỏng và nhu cầu bảo trì trong quá trình hoạt động thấp. Kết nối bẫy hơi với hệ thống đường ống bằng mặt bích và ren. Bẫy hơi được thiết kế đến kích nước DN50 với lưu lượng xả đa dạng, tùy thuộc vào hệ thống công nghệ. Lắp đặt theo chiều ngang hoặc thẳng đứng. Hướng lắp đặt được làm dấu trên thân bẫy hơi. Đảm bảo hoạt động với từng ứng dụng.

    • HƠI FLASH và THU HỒI HƠI FLASH

      Cơ chế tạo ra hơi flash và thu hồi năng lượng hơi flash  Hơi flash được hình thành khi nước ngưng của hơi bão hòa ở áp suất cao xả qua bẫy hơi, nước ngưng qua áp suất thấp hơn, lúc này nhiệt độ sôi của nước ngưng thấp xuống, nước ngưng dư năng lượng nên phần năng lượng dư sẽ hóa hơi nước trở lại, hơi được sinh ra gọi là hơi flash. Gọi là hiện tượng flashing.   Nước ngưng ở áp suất 8 barg, nhiệt độ ở T1 = 175.5ᵒC Nước ngưng và hơi flash sau bẫy hơi ở 0 barg, nhiệt độ T2 = 100ᵒC Ví dụ: 1 kg hơi bão hòa ở 8 barg có nhiệt độ 175.5°C nước ngưng cũng có nhiệt độ 175.5°C, khi nước ngưng thoát qua khỏi bẫy hơi, có áp suất thấp, ví dụ 0 barg thì nhiệt độ sôi của nước là 100°C, vì vậy nước ngưng đang ở 175.5°C đang dư năng lượng nên nước ngưng sẽ sôi và sinh ra một lượng hơi gọi là hơi flash. Năng lượng của 1 kg nước ngưng ở áp suất 8 barg là 743 Kj sau khi nước ngưng xả qua bẫy hơi năng lượng vẫn là 743 Kj. Năng lượng nằm trong nước ở 0 barg 100°C là 419 Kj. Cho nên năng lượng còn lại nằm trong hơi flash là 743 - 419 = 324 KJ. Công thức tính lượng hơi flash sinh ra = (hf ở p1 - hf ở p2)/ hfg ở P2 = (743 - 419)/2257 = 0.143 kg hơi / kg nước (hay 14.3%). Vì vậy chúng ta cần thu hồi năng lượng trong hơi flash và nước ngưng để sử dụng cho mục đích gia nhiệt. Sản phẩm ứng dụng để thu hồi hơi flash; + Bồn thu hồi hơi flash

    • VÌ SAO SỬ DỤNG HƠI NƯỚC ?

      Có ba dạng năng lượng chính được sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp là điện, nhiệt đốt trực tiếp, và hơi nước.

    • SO SÁNH ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT ĐỒNG VÀ ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT INOX

      Các chi tiết như kính an toàn, mặt hiển thị số, Kim đồng hồ và ốc cố định mặt số, vỏ đồng hồ ở cả 2 đồng hồ áp suất đều giống nhau về vật liệu.