BỘ TRAO ĐỔI DẠNG TẤM
TL Plus cung cấp nhiều loại bộ trao đổi nhiệt dạng tấm có gioăng kết cấu bền vững, tối ưu với thiết kế khung nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng.
Bộ trao đổi nhiệt dạng tấm phù hợp với các ngành ngành công nghiệp và nhiều ứng dụng khác nhau từ gia nhiệt, làm mát mát và thu hồi nhiệt đến ngưng tụ và bay hơi.
Thiết kế của các tấm gợn sóng tối ưu hóa khả năng truyền nhiệt, diện tích bề mặt lớn nhưng nhỏ gọn để nhiệt độ có thể được truyền từ lưu chất lỏng hoặc khí này sang lưu chất lỏng hoặc khí khác.
Các tấm được thiết kế theo xương cá gợn sóng, tạo ra dòng chảy rối lý tưởng và tùy thuộc vào sụt áp của mỗi ứng dụng.
Bộ trao đổi nhiệt dạng tấm thiết kế phân phối dòng chảy được tối ưu hóa, giảm tình trạng bám bẩn và các vùng nhiệt độ không đồng đều, duy trì mức hiệu suất cao theo thời gian mà không bị mất năng lượng không cần thiết, chi phí bảo trì hoặc dừng đột ngột.
Các tấm được thiết kế tối ưu độ sâu ép, góc hình chữ V và nhiều hình dạng gợn sóng khác nhau, tất cả đều được thiết kế và lựa chọn cẩn thận để đạt hiệu suất tối ưu - tùy thuộc vào ứng dụng, mỗi dòng sản phẩm có các tính năng tấm riêng.
Lợi ích đặc biệt từ công nghệ của chúng tôi:
Thời gian hoàn vốn đầu tư ngắn.
Hiệu suất trao đổi nhiệt cao.
Thiết kế nhỏ gọn và lắp đặt đơn giản.
Mỗi bộ trao đổi nhiệt được thiết kế riêng cho tải nhiệt, lưu lượng.
và giới hạn giảm áp suất của ứng dụng cụ thể.
Các giải pháp hiệu quả năng lượng có khả năng bảo vệ môi trường và tạo ra các giải pháp xanh hơn.
Thông số kỹ thuật:
Kết nối từ DN25 đến DN400.
(tiêu chuẩn thiết kế PED 2014/68/EU (EN13445) và ASME sec VIII, Div. 1).
Vật liệu tấm: AISI 304/316, titan, SMO. Các vật liệu khác có sẵn theo yêu cầu.
Vật liệu gioăng: EPDM, NBR và Viton.
Chiều cao tấm lên đến 3,5 m.
Lưu lượng lên đến 7200 m³/giờ (31.700 gpm).
Áp suất làm việc lên đến 25 bar (363 psi).
Ứng dụng:
Ngành công nghiệp HVAC như các giải pháp làm mát sử dụng nước ngầm và nước biển, các giải pháp gia nhiệt sử dụng năng lượng mặt trời năng lượng hơi bão hòa hay các nguôn năng lượng hiện hữu đang có.
Ngành công nghiệp hàng hải/ngoài khơi như làm mát dầu bôi trơn và trung tâm.
Ngành công nghiệp sữa/thực phẩm/đồ uống như thanh trùng, thu hồi nhiệt và các nhiệm vụ đòi hỏi xử lý nhẹ nhàng.
Ngành công nghiệp đường.
Ngành công nghiệp khí sinh học.
Ngành công nghiệp bột giấy và giấy.
Ngành công nghiệp nặng.
Ngành công nghiệp khai khoáng.
Ngành công nghiệp hóa dầu.
Ngành công nghiệp hóa chất như thu hồi nhiệt thải từ nước ngưng tụ.
Sản phẩm tham khảo:
Bài viết liên quan
-
Các thiết bị điều có giá trị áp suất làm việc lớn nhất, nếu áp suất làm việc của thiết bị thấp hơn áp suất cấp của hệ thống thì chúng ta cần giảm áp suất hệ thống xuống trước khi đi vào thiết bị. Trong trường hợp van giảm áp không làm việc được, áp suất vượt ngưỡng thì sẽ có van an toàn xả áp để bảo vệ thiết bị. Đối với hệ thống hơi bão hòa, đa số nồi hơi được thiết kế làm việc ở áp suất cao, thường không chạy được ở áp suất thấp vì hơi sinh ra sẽ ẩm, áp suất thấp cần đường ống có kích thước đủ lớn để áp ứng lưu lượng. Vì vậy hệ thống sẽ hoạt động hiệu quả và kinh tế hơn khi hơi sinh ra ở áp suất cao và sau đó giảm áp suất trước khi đưa vào thiết bị để sử dụng. Đối với tính toán thiết kế, ứng dụng gia nhiệt, từ áp suất hơi bão hòa chúng ta sẽ suy ra được nhiệt độ, từ đó có thể chọn giá trị áp suất phù hợp với để tính toán ứng dụng. Các lợi ích khi sử dụng hơi bão hòa ở áp suất thấp; Hơi ở áp suất thấp năng lượng cao hơn hơi ở áp suất cao Lượng hơi flash sinh ra sẽ ít hơn, nên năng lượng tổn thất từ hơi flash sẽ thấp hơn Sản phẩm tham khảo: VAN GIẢM ÁP
-
TDS (tiếng anh gọi là Total Disolved Solid) là đại lượng về hàm lượng muối hòa tan bên trong nồi hơi ký hiệu là ppm hoặc µm/cm. Trong quá trình sinh hơi, muối hòa tan trong nước cấp nồi hơi sẽ không hóa hơi và thường tập trung trên bề mặt sinh hơi bên trong nồi hơi. Các hàm lượng muối hòa tan sinh ra ngày còn nhiều từ nguồn nước cấp lò. Khi nồng độ muối hòa tan ngày còn nhiều, các bọt hơi khó bị vỡ, cản trở quá trình sinh hơi. Không gian chứa hơi trong nồi hơi trở nên đầy bọt và bọt sẽ theo hơi vào đường hơi chính. Khi nồng độ muối hòa tan trong nước nồi hơi cao, gây ra: + Hơi cấp sẽ mang theo nhiều bọt, hơi sẽ bị ẩm. + Muối hòa tan sẽ bám lên bề mặt van điều khiển (làm van không kín), bộ trao đổi nhiệt (giảm quá trình trao đổi nhiệt) và bẫy hơi (bẫy hơi không kín hoặc giảm lưu lượng xả). Bọt khí sinh ra nhiều trong nồi hơi, nguyên nhân trong nồi hơi có hàm lượng tạm chất lơ lững cao, nước trong nồi có tính kiềm hóa và nhiều tạp chất như magiê, canxi, kali, natri, nitrat, clorua và sunfat. Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mang theo bọt khí. Xác định TDS bên trong nồi hơi: Đo TDS bằng phương pháp tỉ trọng tương đối TDS = 1,1 106 (ρ - 1) Trong đó TDS = Tổng chất rắn hòa tan (ppm) ρ = tỉ trọng của nước lò hơi ở 15,5°C Đo TDS bằng phương pháp độ dẫn điện TDS = 0.7 x σ Trong đó σ = độ dẫn điện (μs/cm) Nồi hơi thường được vận hành trong khoảng TSD từ 2000 – 3500 ppm Mức độ TDS tiêu biểu ở các nồi hơi khác nhau: STT LOẠI NỒI HƠI MAX. TDS (PPM) 1 Nồi hơi Lancashire 10,000 2 Nồi hơi ống khói ống nước (12 barg) 5,000 3 Nồi hơi ống nước áp suất thấp 2,000-3,000 4 Nồi hơi ống nước áp suất cao, hơi quá nhiệt 3,000-3,500 ppm: parts per million Tính toán lượng xả TDS: Lượng nước xả TDS = (F x S)/((B-F)) (kg / giờ) Trong đó : F : Hàm lượng TDS trong nước cấp (ppm) S : Công suất lò hơi (kg/h). B : Hàm lượng TDS yêu cầu cho nước lò hơi (ppm) Xả TDS nồi hơi giúp chúng ta kiểm soát hàm lượng muối hòa tan bên trong nồi, giảm rủi ro về an toàn, hơi đảm bảo chất lượng hơi đưa vào sử dụng và bảo vệ thiết bị.
-
ẢNH HƯỞNG KHÔNG KHÍ TRONG HỆ THỐNG HƠI BÃO HÒA Trong quá trình vận hành hệ thống hơi bão hòa, không khí đi từ bên ngoài vào bên trong hệ thống hơi khi hệ thống ngưng làm việc, từ hệ thống cấp nước, từ van phá áp chân không. Sự hiện diện của không khí trong hệ thống hơi nước ảnh hưởng rất lớn trong quá trình trao đổi nhiệt năng vì không khí có thể tạo thành lớp cách nhiệt trên bề mặt truyền nhiệt, độ dẫn nhiệt của khí kém hơn 25 lần so với độ dẫn nhiệt của nước. Do đó, việc loại bỏ không khí thông qua VAN XẢ KHÍ NHIỆT TĨNH là sự cần thiết, VAN XẢ KHÍ NHIỆT TĨNH cần được lắp đặt ở vị trí thích hợp và chú ý để hệ thống làm việc hiệu quả nhất. Lắp VAN XẢ KHÍ NHIỆT TĨNH cuối đường ống hơi Lắp VAN XẢ KHÍ NHIỆT TĨNH trên hệ thống gia nhiệt Sản phẩm ứng dụng xả khí không ngưng cho hệ thống hơi bão hòa. VAN XẢ KHÍ NHIỆT TĨNH AV2000 (THERMOSTATIC AIR VENT) VAN XẢ KHÍ NHIỆT TỈNH AVT125 (THERMOSTATIC AIR VENT AVT125)
-
Thiết kế hệ thống điều áp cho hơi bão hòa Để thiết kế một hệ thống van điều áp cho hơi bão hòa sử dụng ổn định và hiệu quả, chúng ta cần thực hiện các bước như sau; Bước 1: Xác định lưu lượng tiêu thụ và áp suất hơi bão hòa cần sử dụng. Bước 2: Xác định áp suất hơi cấp hiện hữu đang có. Thường áp suất hơi cấp luôn lớn hơn áp suất cần sử dụng. Bước 3: Từ thông tin bước 1, 2 chúng ta sử dụng kiểm tra trên bảng tra lưu lượng của van trong tài liệu kỹ thuật của sản phẩm từ đó chúng ta chọn kích thước van điều áp phù hợp. Để van hoạt động ổn định và hiệu quả, thường chúng ta chọn lưu lượng hơi đi qua van gấp từ hai đến ba lần nhu cầu sử dụng. Bước 4: Xác định kích thước đường ống hơi vào van điều áp. Thường kích thước lớn kích thước của van từ một đến hai cấp. Bước 5: Xác định kích thước đường ống hơi ra van điều áp. Thường kích thước lớn kích thước của van từ một đến ba cấp. Bước 6: Từ lưu lượng và áp suất sử dụng sau van ta chọn kích thước van an toàn, thường chúng ta chọn van an toàn, cài đặt áp xả cao hơn 5% áp suất sử dụng. Bước 7: Chọn thiết bị phụ trợ như: lọc Y, tách ẩm, van chặn, van đường vòng, đồng hồ áp suất, van an toàn. Công năng thiết bị phụ trợ: + Lọc Y: lọc các tạp chất bên trong đường ống giảm rui ro van điều áp bị kẹt → không điều áp được. + Tách ẩm: tách các hạt nước li ti nằm trong dòng lưu lượng hơi → tạo hơi khô, bảo vệ van điều áp → giảm rủi ro van bị ảnh hưởng do búa nước. + Van đường vòng: trường hợp van điều áp gặp sự cố mà hệ thống sản xuất vẫn cần chạy liên tục, chúng ta đóng van chặn trước và sau van điều áp, mở van đường vòng để sử dụng tạm thời. + Đồng hồ áp suất: quan sát áp suất thực tế của hệ thống trong quá trình hoạt động. + Van an toàn: khi áp suất sau van điều áp vượt quá suất cài đặt, van an toàn sẽ xả để bảo vệ thiết bị, hệ thống. Thường kích thước của thiết bị phụ trợ sẽ chọn theo kích thước của đường ống. Bên dưới là sơ đồ PID mẫu: ví dụ: lưu lượng hơi bão hòa sử dụng cần 500 kg/ giờ, áp suất 3 barg, áp suất trước van điều áp 8 barg. Bên dưới là sơ đồ PID mẫu: ví dụ: lưu lượng hơi bão hòa sử dụng cần 500 kg/ giờ, áp suất 3 barg, áp suất trước van điều áp 8 barg. Cần được tư vấn để có được hệ điều áp ổn định và hiệu quả, liên hệ hỗ trợ 0909 981 890 THAM KHẢO SẢN PHẨM VAN ĐIỀU ÁP HƠI BÃO HÒA VAN ĐỀU ÁP PILOT WATSON McDANIEL USA VAN ĐỀU ÁP O WATSON McDANIEL USA
-
Bảng nhiệt độ, áp suất, năng lượng, tỉ trọng của hơi bão hòa (Saturated steam table)
-
Van bướm là gì? Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm. Van bướm được sử dụng đóng ngăn dòng, điều tiết, mở dòng dòng lưu chất, kết cấu đơn giản và điều khiển nhanh chóng, vì góc điều khiển 90°, quá trình đóng - mở được thực hiện bởi truyền động xoay trục và đĩa van quay đồng thời từ đóng kín sang mở hoàn toàn và ngược lại. Tùy theo kích thước, công năng và điều kiện làm việc mà chúng ta sẽ chọn thiết bị điều khiển phù hợp.
-
Tiêu chuẩn rò rỉ ANSI của van Rò rỉ van được xác định bằng lưu lượng đi qua van khi van ở trạng thái đóng. Mức độ rò rỉ van phụ thuộc vào từng ứng dụng khác nhau. Theo tiêu chuẩn ANSI thì rò rỉ của van được chia làm 6 mức độ khác nhau, so với lưu lượng lúc van mở 100%. Class I, van được sản xuất và đưa vào sử dụng nhưng không qua phương kiểm tra nào Class II, van rò rỉ ít hơn 0.5% với áp suất 50 psi (340kpa) ở cùng điều kiện làm việc. Class III, van rò rỉ ít hơn 0.1% ở cùng điều kiện làm việc. Class IV, van rò rỉ ít hơn 0.01% ở cùng điều kiện làm việc Class V, van rò rỉ ít hơn 5 x 10^-12 m3 trên giây, trên bar chênh áp, trên mm đường kính van khi kiểm tra bằng nước. Class VI, van rò rỉ ít hơn ml khí / min ở 50 psi (340kpa) Size Leakage ml/min Bubbles/min 1 inch 0.15 1 1.5 inch 0.30 2 2 inch 0.45 3 2.5 inch 0.60 4 3 inch 0.90 6 4 inch 1.70 11 6 inch 4.00 27 8 inch 6.75 45 10 inch 9 63 12 inch 11.5 81
-
Hơi nước là gì ? Hơi nước là một trong những pha của nước ở trạng thái khí. Hơi nước sinh ra từ quá trình bay hơi hoặc sôi của nước ở trạng thái lỏng hoặc từ thăng hoa của băng. Hơi nước được sinh ra từ sự hóa hơi. Hơi nước nhẹ hơn không khí và có thể tích lớn gấp nhiều lần so với nước khi ở trạng thái lỏng. Hơi nước còn là chất lỏng truyền nhiệt được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, bởi vì hơi nước có những đặc tính: Nguồn nước có sẵn, dồi dào, hơi được sinh ra từ nước. Chi phí rẻ hơn so với các loại truyền nhiệt khác Vận chuyển dễ dàng Có thể điều khiển nhiệt độ bằng điều khiển áp suất và ngược lại Năng lượng trong hơi nước lớn Tốc độ truyền nhiệt nhanh Vì hơi nước có những đặc tính trên nên được sử dụng rộng rãi trong quá trinh sản xuất công nghiệp. Ví dụ về quá trình chuyển pha từ nước thành hơi trong ấm đun nước. Ở áp suất khí quyển 0 barg, ấm đun nước hấp thụ năng lượng từ bếp gia nhiệt nước đến điểm sôi 100ᵒC. Năng lượng mà nước hấp thụ tăng nhiệt độ nước đến 100ᵒC được gọi là nhiệt hiện (hf). Sau khi nước đến điểm sôi, năng lượng tiếp tục được hấp thụ vào nước và nước bắt đầu hóa hơi. Năng lượng trong hơi nước được gọi là nhiệt ẩn (hfg). Nhiệt độ của hơi nước bằng nhiệt độ của nước ở điểm sôi. Hơi sinh ra được gọi là hơi bão hòa. Khi tất cả nước đã được hóa hơi, năng lượng vẫn tiếp tục hấp thụ, hơi lúc này sẽ được gọi là hơi quá quá nhiệt. Đường bay hơi của nước Nước tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí (hơi). Quá trinh chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác được gọi là giai đoạn chuyển pha. Quá trinh chuyển pha của nước là quá trinh hấp thụ và giải phóng năng lượng. Quá trinh chuyển pha giữa nước và hơi
Copyright © 2020 Kỹ Thuật TL +