- Hotline: 0909 981 890
SẢN PHẨM CỦA CHÚNG TÔI Chúng Tôi Phục Vụ Các Giải Pháp Tốt Nhất
LỊCH SỬ VỀ TL PLUS
Cùng với xu hướng chung của toàn cầu là giảm khí thải carbon ra môi trường, giảm chi phí sản xuất, tối ưu hóa vận hành hệ thống, nhu cầu thiết yếu cần áp dụng các giải pháp tiết kiện năng lượng,… Công ty TL Plus được thành lập vào năm 2015 cùng với sứ mệnh cùng đồng hành với khách hàng “mang giải pháp công nghệ và giá trị bền lâu cho khách hàng”.
KỸ THUẬT
CẤU TẠO VÀ CÁCH LỰA CHỌN ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT TRONG CÔNG NGHIỆP
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất 1.1 Cấu tạo Vành phía ngoài: có khớp nối với vỏ (10), giữ chặt mặt kính (2) và vòng đệm kính (3). Mặt kính: làm từ kính an toàn và trong suốt giúp dễ quan sát chỉ số đồng hồ hiển thị. Vòng đệm kính: chống rò rỉ, kín hơi, giữ chặt giữa mặt kính (2) và vỏ (10). Kim đồng hồ: nhờ tác dụng của bộ chuyển động (8) chỉ đúng số áp suất trên thang đo hiển thị trên mặt số (5). Mặt hiển thị số: chứa thang đo, các vạch đo và đơn vị áp suất. Nút bịt: dùng để đổ dầu vào đồng hồ giúp bôi trơn, chống rung, chống đông lạnh, … Ngoài ra trước khi đưa đồng hồ vào sử dụng cần cắt bỏ phần núm trên của nút bịt để không làm kín không gian bên trong đồng hồ, làm cân bằng áp suất bên trong đồng hồ. Ống bourdon: co giãn nhờ áp suất và tác động lên bộ chuyển đổi (8). Cho lưu chất cần đo đi vào Bộ chuyển động: gồm nhiều chi tiết ghép lại với chức năng chuyển đổi trạng thái co giãn của ống bourdon (7) thành chuyển động xoay của kim đồng hồ (4). Và “phát tín hiệu” cho kim đồng hồ hoạt động Kết nối: có ren để kết nối với đường ống, dẫn lưu chất từ đường ống vào ống bourdon (7). Vỏ: Là bộ phận bao bọc bên ngoài của đồng hồ, được thiết kế bằng các vật liệu chịu nhiệt chống rỉ sét. Ốc vít: dùng để lắp và cố định mặt hiển thị. 1.2 Nguyên lý hoạt động Lưu chất đi vào đồng hồ thông qua bộ phận kết nối (socket). Lưu chất tiếp tục đi đến ống C (ống bourdon) và làm co giãn ống tùy theo mức áp suất cao hay thấp. Khi ống C (ống bourdon) co giãn sẽ tác động lên bộ chuyển động (Moverment), bộ phận chuyển động tác động trực tiếp lên kim đồng (Pointer). Khi kim đồng hồ (Pointer) chỉ đến vạch nào hoặc số nào, kèm theo đơn vị trên mặt số (Dial) ta có thể biết mức áp suất trong đường ống tại vị trí đặt đồng hồ. Độ chính xác của đồng hồ thường do nhà máy sản xuất người sử dụng không thể căn chỉnh, mỗi đồng hồ đều được nhà sản xuất căn chỉnh theo dãy đo nhất định. Nhưng một số mẫu đồng hồ mới hiện nay đã có khả năng căn chỉnh cho người dùng do sai số tăng trong quá trình sử dụng hoặc linh kiện bị ăn mòn. Đó là tóm tắt quá trình biến áp suất trong đường ống thành giá trị đo trên đồng hồ áp suất. 2. Cách lựa chọn đồng hồ áp suất 2.1 Lựa chọn theo thông số kỹ thuật Các thông số cơ bản để lựa chọn đồng hồ áp suất: Khoảng đo áp suất: khoảng đo áp suất phù hợp giúp đồng hồ hoạt động ổn định và bảo đảm tuổi thọ cho đồng hồ. Nên hãy chọn đồng hồ có dãy đo mà trong đó thông số áp suất thực tế nơi bạn muốn lắp bằng 30% đến 70% áp suất dãy đo của đồng hồ. Ví dụ: đường ống nơi mà bạn muốn lắp đồng hồ áp suất có giá trị áp suất dao động từ 4 đến 6 bar thì bạn nên chọn đồng hồ có khoảng áp 0 đến 10 bar. Đơn vị đo của đồng hồ: chọn đơn vị đồng hồ cũng là một bước khá quan trọng vì nếu chọn đúng đơn vị bạn đang cần để tính toán cũng như ghi lại trong quá trình vận hành, giúp bạn tránh việc quy đổi đơn vị làm gia tăng sai số cũng như nguy cơ tính nhầm. Độ chính xác: càng bé càng tốt, thông thường dao động từ ±1% đến ±1,6%. Loại kết nối: cần xác định đúng lại kết nối, loại ren nơi bạn sắp lắp đặt đồng hồ để tránh mất thời gian. Mức quá áp: lựa chọn mức quá áp phù hợp giúp tiết kiệm tiền bạc, bảo vệ đồng hồ cũng như đảm bảo sự an toàn khi làm việc. 2.2 Lựa chọn theo môi trường làm việc Môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến thiết bị: Chọn đồng hồ phù hợp chịu được nhiệt độ cũng như đủ cứng cáp để bảo vệ các bộ phận nếu không may xảy ra va đập trong quá trình làm việc. Chọn đồng hồ có khả năng chống rung hoặc thêm dầu nếu hệ thống đường ống nơi lắp đồng hồ có nhiều rung lắc trong quá trình làm việc. Chọn đồng hồ có vị trí đặt phần kết nối phù hợp để đồng hồ hoạt động hiệu quả nhất và dễ đọc thông số cho người sử dụng. Cũng có thể lựa chọn đồng hồ có khả năng thêm dầu vào trường hợp đồng hồ hoạt động ở nhiệt độ thấp thì dầu giúp chống đóng băng, nếu ở môi trường đường ống có áp suất dao động nhiều thì dầu cũng giúp bôi trơn các chi tiết như bộ chuyển động. Lựa chọn được đồng hồ áp suất phù hợp sẽ giúp tăng tuổi thọ cho đồng hồ cũng như mang lại lợi ích về kinh tế và năng suất cho bạn. 3. Ứng dụng Trong ngành lò hơi, lò dầu tải nhiệt, năng lượng Hệ thống dây chuyền sản xuất Hệ thống chế biến, sản xuất truyền tải xăng dầu, khí đốt Cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, HVAC Bạn có thể lựa chọn một số mẫu đồng hồ áp suất: ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT 0 ÷ 1 BAR, 63MM ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT 0 ÷ 300 MBAR, 100MM ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT 0 ÷ 1000 BAR, 100MM ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT 0 ÷ 250 BAR, 100MM ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT 0 ÷ 16 BAR, 100MM
SO SÁNH ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT ĐỒNG VÀ ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT INOX
Các chi tiết như kính an toàn, mặt hiển thị số, Kim đồng hồ và ốc cố định mặt số, vỏ đồng hồ ở cả 2 đồng hồ áp suất đều giống nhau về vật liệu.
TÍNH LƯỢNG NHIỆT BỨC XẠ NGOÀI THÀNH ĐƯỜNG ỐNG
Tính lượng nhiệt bức xạ ra ngoài thành đường ống. ms: Lượng hơi thất thoát (kg/ giờ) Q: Bức xạ nhiệt từ thành đường ống (W/m) L: Chiều dài của ống, van, bích (m) f: Hệ số bảo ôn (1: không có bảo ôn, 0.1 bảo ôn tốt) hfg: Nhiệt ẩn của hơi Kj/kg Giá trị tương đương: 1 cặp mặt bích = 0.5m, 1 van = 1m Ví dụ: Đường ống dài 50m, kích thước DN100, có 6 cặp mặt bích và 2 van. Nhiệt độ môi trường 20°C, sử dụng hơi bảo hòa ở 7 barg (170°C), hệ số bảo ôn 0.1. Chiều dài tương đương của 6 cặp mặt bích và 2 van = 6 x 0.5 + 2 x 1 = 5m → Tổng chiều dài đường ống: 50 + 5 = 55m. Nhiệt bức xạ ra ngoài môi trường ở đường ống DN100 là 911 W/m (chênh lệch nhiệt độ 150°C). Trường hợp 1: Không có bảo ôn → ms = 3.5 x Q x L x f / hfg = 3.5 x 911 x 55 x 1 / 2,048 = 85.6 kg / giờ. → Lượng hơi thất thoát là 8.56 kg/ giờ Trường hợp 2: Bảo ôn đường ống nhưng không bảo ôn mặt bích và van + Lượng hơi thất thoát khi qua đường ống → ms = 3.5 x Q x L x f / hfg = 3.5 x 911 x 50 x 0.1 / 2,048 = 7.78 kg / giờ. + Lượng hơi thất thoát khi qua bích và van → ms = 3.5 x Q x L x f / hfg = 3.5 x 911 x 5 x 1 / 2,048 = 7.78 kg / giờ. Tổng lượng hơi thất thoát là 7.78 + 7.78 = 15.56 kg/ giờ Trường hợp 3: Bảo ôn toàn bộ Lượng hơi thất thoát khi qua đường ống, bích và van → ms = 3.5 x Q x L x f / hfg = 3.5 x 911 x 55 x 0.1 / 2,048 = 8.56 kg / giờ. Lượng hơi thất thoát là 8.56 kg/ giờ Tổng hợp thất thoát năng lượng qua các trường hợp: # Không Bảo Ôn Chỉ Bảo Ôn Đường Ống Bảo ôn Tất Cả Lượng Hơi Thất Thoát (kg/giờ) 85.6 15.56 8.56 Bảo ôn đường ống hơi hơi nóng Bảo ôn đường ống công nghệ
BẢNG NHIỆT ĐỘ, ÁP SUẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA HƠI BÃO HÒA
Bảng nhiệt độ, áp suất, năng lượng, tỉ trọng của hơi bão hòa (Saturated steam table) Áp Suất bar kPa Nhiệt Độ °C Năng Lượng (Specific enthalpy) Thể Tích m3/kg Nhiệt Hiện (hf) kJ/kg Nhiệt Ẩn (hfg) kJ/kg Tổng Nhiệt (hg) kJ/kg 0.50 50 81.3 340.58 2,304.77 2,645.35 3.241 0.75 75 91.8 384.47 2,278.10 2,662.57 2.218 0.95 95 98.2 411.52 2,261.38 2,672.91 1.778 1.00 100 99.6 417.55 2,257.63 2,675.18 1.694 1.013 25 101.325 100.0 419.10 2,256.66 2,675.76 1.674 0 0 100.0 419.10 2,256.66 2,675.76 1.674 0.1 10 102.7 430.33 2,249.62 2,679.95 1.533 0.2 20 105.1 440.76 2,243.05 2,683.81 1.414 0.3 30 107.4 450.51 2,236.86 2,687.37 1.313 0.4 40 109.6 459.68 2,231.02 2,690.69 1.226 0.5 50 111.6 468.33 2,225.47 2,693.80 1.150 0.6 60 113.6 476.53 2,220.19 2,696.72 1.083 0.7 70 115.4 484.34 2,215.13 2,699.47 1.024 0.8 80 117.2 491.78 2,210.29 2,702.07 0.971 0.9 90 118.8 498.90 2,205.64 2,704.54 0.923 1.0 100 120.4 505.73 2,201.16 2,706.88 0.880 1.1 110 122.0 512.28 2,196.83 2,709.12 0.841 1.2 120 123.5 518.60 2,192.65 2,711.25 0.806 1.3 130 124.9 524.69 2,188.60 2,713.29 0.773 1.4 140 126.3 530.57 2,184.67 2,715.25 0.743 1.5 150 127.6 536.27 2,180.86 2,717.13 0.715 1.6 160 128.9 541.78 2,177.15 2,718.93 0.690 1.7 170 130.2 547.13 2,173.54 2,720.67 0.666 1.8 180 131.4 552.32 2,170.02 2,722.34 0.644 1.9 190 132.6 557.37 2,166.58 2,723.96 0.623 2.0 200 133.7 562.29 2,163.23 2,725.52 0.603 2.2 220 135.9 571.74 2,156.74 2,728.48 0.568 2.4 240 138.0 580.74 2,150.53 2,731.27 0.537 2.6 260 140.0 589.33 2,144.55 2,733.89 0.509 2.8 280 141.9 597.56 2,138.80 2,736.36 0.484 3.0 300 143.8 605.45 2,133.24 2,738.70 0.461 3.2 320 145.5 613.04 2,127.87 2,740.92 0.440 3.4 340 147.2 620.36 2,122.67 2,743.02 0.422 3.6 360 148.9 627.42 2,117.61 2,745.03 0.404 3.8 380 150.4 634.24 2,112.70 2,746.94 0.389 4.0 400 152.0 640.85 2,107.92 2,748.77 0.374 4.5 450 155.6 656.52 2,096.49 2,753.00 0.342 5.0 500 158.9 671.12 2,085.70 2,756.82 0.315 5.5 550 162.1 684.81 2,075.47 2,760.28 0.292 6.0 600 165.1 697.72 2,065.72 2,763.44 0.272 6.5 650 167.9 709.94 2,056.39 2,766.33 0.255 7.0 700 170.6 721.56 2,047.43 2,768.99 0.240 7.5 750 173.0 732.64 2,038.81 2,771.45 0.227 8.0 800 175.5 743.24 2,030.49 2,773.72 0.215 8.5 850 177.8 753.40 2,022.43 2,775.83 0.204 9.0 900 178.0 763.17 2,014.63 2,777.80 0.194 9.5 950 182.1 772.58 2,007.05 2,779.62 0.185 10.0 1,000 184.2 781.66 1,999.67 2,781.33 0.177 10.5 1,050 186.1 790.43 1,992.49 2,782.92 0.170 11.0 1,100 188.0 798.93 1,985.48 2,784.41 0.163 11.5 1,150 189.9 807.17 1,978.63 2,785.80 0.157 12.0 1,200 191.7 815.17 1,971.94 2,787.11 0.151 12.5 1,250 193.4 822.95 1,965.38 2,788.33 0.146 13.0 1,300 195.1 830.52 1,958.96 2,789.48 0.141 13.5 1,350 196.8 837.89 1,952.67 2,790.56 0.136 14.0 1,400 198.4 845.08 1,946.49 2,791.57 0.132 14.5 1,450 199.9 852.09 1,940.42 2,792.51 0.128 15.0 1,500 201.5 858.95 1,934.46 2,793.40 0.124 15.5 1,550 202.9 865.65
MẶT BÍCH HÀN DIN ( Flat Flange For Welding (Slip On))
Kích thước mặt bích hàn DIN 2543 PN16 (DIN 2543 Flat Flange For Welding (Slip On) PN16) DN ISO DIN d4 D t K No. of Holes d2 KG 10 17.2 14 40 90 - 60 4 14 0.63 15 21.3 20 45 95 14 65 4 14 0.72 20 26.9 25 58 105 16 75 4 14 1.01 25 33.7 30 68 115 16 85 4 14 1.23 32 42.4 38 78 140 16 100 4 18 1.8 40 48.3 44.5 88 150 16 110 4 18 2.09 50 60.3 57 102 165 18 125 4 18 2.88 65 76.1 - 122 185 18 145 4 18 3.66 80 88.9 - 138 200 20 160 8 18 4.77 100 114.3 108 158 220 20 180 8 18 5.65 125 139.7 133 188 250 22 210 8 18 8.42 150 168.3 159 212 285 22 240 8 23 10.4 200 219.1 216 268 340 24 295 12 23 16.1 250 273 267 320 405 26 355 12 27 24.9 300 323.9 318 378 460 28 410 12 27 35.1 350 355.6 368 438 520 30 470 16 27 47.8 400 406.4 419 490 580 32 525 16 30 63.5 500 508 521 610 715 36 650 20 33 102
THERMODYNAMIC STEAM TRAP - HOW IT WORKS
Thermodynamic Steam Trap Thermodynamic traps have only one moving part, the valve disc, which allows condensate to be discharged when present and closes tightly upon the arrival of steam. These traps have an inherently rugged design and are commonly used as drip traps on steam mains and supply lines. Their solid construction and single moving part make them resistant to waterhammer and are freeze-proof when installed vertically. Thermodynamic traps will only discharge small amounts of air and therefore are typically not used in process applications Valve Disc Open When condensate is present, trap remains in the open position allowing condensate to discharge. Steam pressure pushes the condensate thru the trap. Valve Disc Starting to Close When steam enters the trap, it creates an internal pressure above the disc that instantly forces the disc and seat to close tightly, preventing steam from escaping. Valve Disc Closed Steam pressure above the disc holds the disc closed, trapping steam in the system. Trap will remain closed until the steam above the disc condenses, due to heat loss through the cap.
TL PLUS ENGINEERING COMPANY LIMITED
115/49 Đường Thạnh Lộc 37, Khu phố 1, P.Thạnh Lộc, Quận 12, Tp.Hồ Chí Minh
Email: sales@tlplus-engineering.com
Website: http://www.tlplus-engineering.com
Sản phẩm phổ biến
Copyright © 2020 Kỹ Thuật TL +